QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HỌC CHO CÂY KHOAI LANG NHẬT-1
Phần I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh cho cây khoai lang:
- Đặc điểm thực vật học: Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống hằng năm hoặc lâu năm.
Đặc điểm của khoai lang Nhật là thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 – 120 ngày.Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm.Hàm lượng chất khô 27 – 33%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.
- Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Khoai lang là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ 20-300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. cây khai lang có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và phát triển củ. Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6.
- Yêu cầu dinh dưỡng: Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoại lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ. Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức bội thu đạt 29-34 tạ/ha khi bón phân chuồng.
Phần II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây khoai lang
1/ Chọn giống
– Giống khoai lang để trồng có thể dùng dây hoặc củ. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, dây bánh tẻ.Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi.Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 – 30cm.
2/ Thời vụ
– Khoai lang có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vẫn là trồng vào tháng 2, 3 hoặc tháng 8, 9 hàng năm.
3/ Chuẩn bị đất trồng
– Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ, sau đó lên luống rộng từ 1,2 – 1,5m, cao khoảng 35 – 40cm. Lên luống nên chọn hướng Đông Tây là thích hợp nhất.
4/ Cách trồng
– Trồng khoai lang Nhật nên chọn khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
– Mật độ trồng: thích hợp là từ 38 – 40 ngàn khóm/hécta. Khoảng cách dao động 5 – 6 dây/m chiều dài luống. Trồng hàng đơn, vùi dây giống ở giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau. Đồng thời, đoạn dây này song song với mặt luống.Ngọn phải ở trên mặt luống 5 – 10cm (2 đốt), vùi dây độ sâu vùi khoảng 5cm.
5/ Phương pháp bón phân
– Phân bón: Lượng vật tư phân bón gốc tính cho 1ha/vụ như sau:
+ Phân bón và cách bón phân theo cách 1:
Phân chuồng hoai đã ủ với EMZ: 10-15 m3, NaNo R-011: 10-15 lít tùy thuộc pH của đất trồng cao hay thấp, 100kg ure, 150kg kali và 200kg lân.
Hạng mục
Tổng số
Bón lót
Bón thúc
Lần 1: 25 NST
Lần 2: 45 NST
Phân chuồng ủ EMZ
10-15 m3
10-15 m3
Nano R-011
10-15 lít
10-15 lít
EMZ
15 lít
5 lít
5 lít
5 lít
Ure
100kg
30kg
50 kg
20 kg
Lân
200kg
200 kg
Kali
150 kg
30 kg
40kg
80 kg
+ Phân bón và cách bón phân theo cách 2:
Phân hữu cơ vi sinh: 2 tấn, NaNo R-011: 10-15 lít tùy thuộc pH của đất trồng cao hay thấp, 100kg ure, 150kg kali và 200kg lân.
Hạng mục
Tổng số
Bón lót
Bón thúc
Lần 1: 25 NST
Lần 2: 45 NST
Phân hữu cơ vi sinh
2 tấn
2 tấn
Nano R-011
10-15 lít
10-15 lít
EMZ
15 lít
5 lít
5 lít
5 lít
Ure
100kg
30kg
50 kg
20 kg
Lân
200kg
200 kg
Kali
150 kg
30 kg
40kg
80 kg
6/ Chăm sóc
– Sau khi trồng khoai lang Nhật được 20 – 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang.
– Sau trồng khoảng 25 – 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ. Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
– Sau khi trồng khoai được 40 – 45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.
– Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%.
– Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Phần III. Sâu hại và biện pháp phòng trừ cho cây khoai lang
- Phòng trừ sâu hại củ: Có 2 loại sâu bệnh hay hại khoai lang Nhật là sùng non và bọ trưởng thành.
– Biện pháp sinh học:. Để giảm bớt sâu bệnh trên cây khoai lang nên trồng luân canh vụ khoai, vụ lúa, vụ bắp. Sau khi thu hoạch gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt là những củ khoai đã bị sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số sùng ở các vụ sau. Nếu có sẵn nước thì cho nước ngâm ruộng vài ngày diệt sùng, nhộng nằm trong đất. Ngâm hom giống trước khi trồng trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25g/10 lít nước) trong 30 phút, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng.
– Ở giai đoạn hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6 – 8kg/hécta) kết hợp vun luống khoai cao, phủ kín gốc. Tưới nước sau khi rắc thuốc và thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai. Chú ý thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày.
Sâu non nhỏ tuổi màu đỏ nhạt sau chuyển màu kem với nhiều chấm đen trên mình. Sâu đẫy sức dài 30mm. Nhộng màu nâu đỏ nằm trong đường đục của thân;
– Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá hoặc trên dây khoai lang. Cái đẻ 150-300 trứng;
– Sâu non đục vào trong dây khoai lang chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm và đùn phân màu nâu đen xuống xung quanh gốc. Cây sinh trưởng kém và có thể chết. Bị hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng sẽ ức chế hình thành củ;
– Phòng trừ:
+ Biện pháp sinh học: Xử lý hom giống diệt trứng và nhộng trước trồng; Vun luống cao góp phần hạn chế Bọ Hà và Sâu đục dây khoai; Luân canh với cây trồng khác;
+ Biện pháp sinh học; sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc SH-01 để phòng trừ .
+ Biện pháp hóa học: Phun các loại thuốc lưu dẫn như CAZINON 50 ND, FENTOX 25EC, CAGENT 800WG, ANITOX 50SC, CAHERO 585EC. Cách phun theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
Lưu ý: Hạn chế và chỉ sử dụng biện phòng trừ hóa học trong trường hợp sâu hại thành dịch.
Phần IV. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ cho cây khoai lang:
1.Bệnh héo vàng : do nấm Fusarium oxysporum f.sp.batatas-Deuteromycetes
Mạch dẫn trong thân từ chỗ vết bênh trở lên có màu nâu. Mạch dẫn bị nấm phá hủy cản trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng dần và héo, bệnh nặng làm cây bị chết khô. Cây càng bị bệnh sớm càng ảnh hưởng đến năng suất. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và trong đất nhiều năm. Bệnh lan truyền qua nước ruộng và công cụ làm đất. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, nhiệt độ khoảng 30oC , trời mưa nắng xen kẽ, đất nhiều cát.
Phòng trừ :
– Luân canh cây trồng khác họ trong 2-3 năm;
– Dùng hom giống ở cây không bị bệnh;
– Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch;
– Biện pháp sinh học; sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh EMZ chứa các dòng nấm đối kháng để bón trước khi trồng, nhằm hạn chế và tiêu diệt nấm V Fusarium oxysporum f.sp.batatas-Deuteromycetes, sử dụng sản phẩm Anisaf SH-02 phun lên lá để phòng trừ nấm bệnh.
– Biện pháp hóa học: NUSTAR 40EC, CAROSAL 50SC, CANTOX D35WP, CAZET M10-72WP, CANTOPM 72WP, ZINCOPPE 50WP theo hướng dẫn của từng thuốc.
- Bệnh héo rũ: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum
– Bệnh xuất hiện đầu tiên ở gốc dưới dạng vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt, sau chuyển màu nâu, các mạch dẫn trong cây bệnh biến màu nâu đen. Cây bị bệnh nhẹ có thể sống nhưng sinh trưởng kém, cây nhỏ, một số lá vàng và rụng, cây bị nặng héo rũ toàn thân và chết.
– Ở củ,vết bệnh là dạng sọc màu nâu, mọng nước trên bề mặt. Bó mạch dẫn trong củ cũng bị biến màu, củ bị thối một phần hoặc toàn bộ. Củ bị bệnh nhẹ trong khi bảo quản tiếp tục bị thối nhũn và có mùi chua nồng đặc biệt.
– Vi khuẩn tồn tại trong đất và trong hom giống. Trong đất vi khuẩn có thể sống từ 1-3 năm. Bệnh lây lan qua gió, mưa, nước. Mức độ nhiễm bệnh của các giống khoai có khác nhau.
Phòng trừ:
– Phun thuốc Cansunin 2L, Canthomil 47WP hoặc Kasuran 47WP theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
– Sử dụng các giống khoai chống bệnh và hom giống không nhiễm bệnh;
– Những ruộng bị bệnh cần ngâm nước một thời gian sau khi thu hoạch và luân canh với cây khác họ như lúa, ngô, đậu tương.
Phần V. Phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
- Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh
- . Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh
– Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng
- Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh như Anisaf SH-01.SH-02., SH-03.để phòng trừ các loại sâu bệnh.
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…
- Biện pháp vật lý:
– Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6,bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng
– Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 -1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang
– Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện
– Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)
+ Sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây thực phẩm tại Việt Nam.
+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người
*Lưu ý: Quy trình trên có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương và thực trạng thực tế của từng vườn.
Kỹ thuật: Nguyễn Hoàng