Đầu tiên chúng ta sẽ nói về lợi ích của việc bón vôi
Đất trồng bị chua có ảnh hưởng tác động rất lớn đến quy trình hút những chất dinh dưỡng của cây. Khi đất chua, Magie và Canxi không hoạt động, cây không hấp thụ được ba nguyên tố chính N, P, K và Lưu huỳnh. Hiệu suất sử dụng phân bón giảm đi. Nhưng việc cung cấp canxi này cây không thể hấp thụ ngay, canxi ở dạng này phải mất tầm 1 năm cây mới hấp thụ được.
Vôi cung cấp Ca cho cây:
Canxi (Ca) là một chất dinh dưỡng trung lượng làm vững chắc thành tế bào. Thiếu Ca làm cây dễ đổ ngã, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng Ca làm đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra Ca còn giúp giải độc cho cây trồng, tăng khả năng chống chịu của cây.
Ức chế sự phát triển của nấm bệnh
Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại là bón vôi cải tạo đất. Vôi có tính nóng, sát khuẩn mạnh, các bác lưu ý khi sử dụng để diệt khuẩn sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất, trùn đất ( giun đất ) cũng bị tiêu diệt nếu bón quá nhiều.
Ngăn chặn sự suy thoái của đất:
Ở vùng đất phèn và đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm và kali lâu năm thì đất sẽ bị suy thoái làm giảm năng suất của cây trồng theo thời gian canh tác, đất trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước, đất trở nên bí, kém thông thoáng. Bón vôi bột vào đầu mùa mưa là một giải pháp để ngăn chặn quá trình suy thoái của đất, phục hồi cấu trúc đất.
Khử tác hại của mặn:
Khi đất bị nhiễm mặn thì đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc; cây thì không hút được nước và chất dinh dưỡng. Để hạn chế tác hại, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn. Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước, đối với đất liếp phải được cuốc lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước này đi. Còn đất liếp vườn cây ăn trái thì phải tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.
Phát huy hiệu lực của phân bón
Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất lúa; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi ở đất liếp vườn cây ăn trái và ở đất có nhiều cát, nên đã phát huy vai trò của chất hữu khi được cung cấp vào đất.
Nhưng không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến các tác hại của nó.
Tác hại của việc bón vôi
Làm chai đất:
Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón phân hóa học lâu ngày nhất là các lọai phân sunphát ; chua do các vi sinh vật thải ra ; chua do rễ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau : Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O, tức tạo ra “thạch cao” gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây. Lúc này mặc dù cải tạo đất nhưng lại làm đất chai cứng thoái hoá hơn.
Tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi
Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi (EM) cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng. Các bác để ý cứ rải vôi sẽ khiến trùn đất ( giun đất ) chết, giãy, chui lên mặt đất.
Làm mất chất dinh dưỡng:
Vôi khi gặp các loại phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ, khi gặp lân (P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .
Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1 chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các loại cây trồng ). Axit humic rất dễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amoni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.
Dùng vôi sao cho đúng
Vôi vừa có lợi vừa có hại, vậy nên sử dụng như thế nào cho đúng?
Chỉ dùng vôi khi đất bị nấm bệnh quá nhiều:
Chỉ nên dùng vôi cho mục đích khử trùng, diệt khuẩn. Không nên dùng cho mục đích cung cấp canxi.
Bón vôi phải cách ly với các loại phân khác:
Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ loại phân gì. Để tránh tác hại nên bón sau thu hoạch, bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày. Tốt nhất là bón trước khi mùa mưa đến hay giữa mùa mưa.
Không nên bón quá nhiều, không sử dụng liên tiếp nhiều vụ:
Việc sử dụng vôi quá nhiều, sử dụng liên tiếp mà không có biện pháp khác xen vào lâu ngày sẽ tạo ra phản ứng tạo thạch cao khiến đất bị chai cứng thoái hoá hơn. Các vi sinh vật có lợi trong đất sẽ bị tiêu diệt hết, làm giảm độ tơi xốp của đất và sự hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Dùng chất chuyên dụng để cải tạo đất – pH Đất:
Việc sử dụng vôi tạo ra “thạch cao” gây hiện tượng chai cứng đất và bó rễ cây, làm hạn chế việc hút nước và dinh dưỡng, cây kém phát triển thất thoát phân bón, các vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt. Sẽ được giải quyết bởi các chất chuyên dụng để cải tạo đất.
pH Đất không chỉ cải tạo đất chai cứng do phản ứng kết tủa tạo “thạch cao” gây chai cứng đất của vôi mà còn khử chua, hạ phèn, nâng nhanh và ổn định độ pH đất, giải độc đất, giải độc các tồn dư hoá học thuốc BVTV trong đất. Mà không hề gây tác dụng phụ nào.
Ngăn chặn sự suy thoái của đất
Ức chế sự phát triển của nấm bệnh
Phát huy hiệu lực của phân bón, tăng hấp thụ phân bón lên tới 90%